Đây là thông tin được tổng hợp trên internet, nếu có bất kỳ vấn kỳ liên quan về bản quyền hình ảnh, nội dung quý anh chị em xin vui lòng cho chúng tôi biết.
Giờ thánh lễ nhà thờ giáo xứ Chính Trạch, GP. Đà Nẵng
- Chúa nhật: 05.00 – 17.00
- Ngày thường: 17:45
Đôi nét về nhà thờ giáo xứ Chính Trạch, giáo phận Đà Nẵng
- Giáo phận: Đà Nẵng
- Giáo hạt: Đà Nẵng
- Năm Thành lập: 1954
- Bổn mạng: Mẹ Trưng Nữ Vương
- Số giáo dân: 1280
- Điện thoại: 0236 3827 838
- Địa chỉ : 68 Hoàng Hoa Thám , Q. Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng
- Chánh xứ : Linh Mục Đaminh Đặng Bá Linh
Hoàn cảnh ra đời:
Sau hiệp định Geneve có khoảng hơn chừng một triệu người miền bắc Việt Nam, bên kia vĩ tuyến 17 di cư vào phía Nam. Đa số là người Công giáo thuộc các giáo phận miền bắc Việt Nam trong đó cũng có một số dân cận duyên huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình vào Đà nẵng. Một số định cư trên mảnh đất nay gọi là Chính Trạch.
Danh Xưng
Cha Giuse Ngô Đình Phú là người sáng lập Giáo xứ.Theo Ngài, địa danh Chính Trạch là sự kết hợp giữa hai địa danh gốc Đạo và Đời.
Đạo: phát xuất bởi hạt Bình Chính cũng gọi là Hướng Phương
Đời : phát xuất bởi huyện Quảng Trạch Quảng Bình.Cha Phú ghép hai chữ Chính và Trạch của Bình Chính và Quảng Trạch mà đặt cho địa danh mới gọi là Chính Trạch ngày nay.
Qúa trình thành lập
Khu đất thuộc Giáo xứ Chính Trạch đang sinh sống hiện nay do Cha Jeanningros ( Cố Vị ) mua của thị xã Đà nẵng vào ngày 15 tháng 01 năm1954 gồm 3 lô đất ghi số 535,538 và 540 ( trong bản phân lô của thị xã Đà Nẵng ) tổng diện tích 6705 m2. Việc mua bán đất đã được thực hiện trước khi có phong trào di cư. Khu đất này giới hạn bởi đường Hoàng Hoa Thám, đường Lê Duẩn và khe thoát nước như là cạnh đáy của hình Tam giác.
Địa điểm tọa lạc của Giáo xứ Chính Trạch hiện nay, vào năm 1954 là một khu đất cát hoang vu. Để dân di cư có chổ tạm trú, người ta đã thiết lập lán trại bằng những dãy nhà gỗ lợp tôn liên kết nhau. Những người di cư, ai có gia đình từ 4 người trở lên thì nhận được một căn, còn ít thì hai gia đình một căn.
Người Công Giáo được sự hướng dẫn của các Linh mục nên được sống theo từng cụm gia đình. Tại Chính Trạch đa phần thuộc gốc Quảng Bình. Ban đầu nơi đây chỉ có tính cách tạm cư chứ không tính đến định cư. Nhưng sau đã trở thành định cư với những tranh chấp cả chính quyền lẫn giáo quyền. Mãi đến năm 1958 giáo quyền mới chính thức nhận là giáo xứ với tước hiệu NỮ VƯƠNG HOÀN VŨ.
Dân số và kinh tế
Dân số Chính Trạch hiện nay có hơn 300 gia đình với tổng số khoảng trêndưới 1400 giáo dân, đa số sống trong địa bàn phường Tân chính, một số sống rải rác ở các phường lân cận. Phần lớn giáo dân sống bằng nghề lao động phổ thông và buôn bán nhỏ, nên đời sống nói chung chỉ ở mức trung bình.
Do đời sống kinh tế trong những năm gần đây, có phần tương đối đi lên và ổn định nên việc học hành của con em trong giáo xứ cũng có phần khả quan. Đa số đều học văn hóa ở các trường trong thành phố theo đúng độ tuổi. Có một số em đang theo học tại các trường Đại học trên toàn quốc cũng có em Cao học, Thạc sĩ và cũng có một số anh chị đang làm công tác giảng dạy tại các trường công lập cũng như các trường bổ túc.
Vườn hoa ơn gọi
Trong suốt 60 mươi năm qua, giáo xứ có rất nhiều thành quả trong vườn hoa ơn gọi như Cha Phêrô Nguyễn Hùng quản xứ Nội Hà; các
Tu sĩ Camillo Nguyễn Quang Thành dòng Xi tô
Tu sĩ Phêrô Hoàng Xuân Lộc, dòng Phanxicô và các Chị Nữ tu như chị NguyễnThị Lành dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm (Sài gòn)
Maria Nguyễn Thị Kim Phượng dòng St Phaolô và chị Anna Địch Dương Thu Thảo dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm, là những người con Ưu tú của giáo xứ hiện gia đình đang còn sinh sống tại mảnh đất Chính Trạch.
Còn biết bao nhiêu Vị sinh trưởng trên mảnh đất này, nhưng vì hoàn cảnh sinh sống phải rời khỏi giáo xứ như: Linh mục Phêrô Hoàng Gia Thành cha sở Hà Lam, giáo phận, Đà Nẵng; Linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Thanh Bích,CSsR
Linh mục Hồ Viết Xuân và Linh mục Matthêu Nguyễn Khắc Hy ( Hoa Kỳ ); Linh mục Gabriel Nguyễn Ngọc Tuấn, phó xứ Phú thượng.
Các hoạt động tông đồ giáo dân
Hiện tại Giáo xứ có hơn 40 anh chị em đang tham gia hoạt động phong trào tông đồ; Legio Mariae, gồm có 4 Praesidia. Hiện nay giáo xứ đã hình thành được giới Gia trưởng và giới Hiền Mẫu có ban điều hành cụ thể. Ban Điều hành mỗi giới có 15 thành viên, trong đó có một trưởng và hai phó ban.Cũng vậy, Ban điều hành Bác ái Trợ tang đã được hình thành từ thời Cha Gioan Baotixita, nhưng chỉ có một số ít tham gia. Đến thời Cha Đôminicô kêu gọi giáo dân trong tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, mọi người cùng tham gia thì hầu hết các gia đình hưởng ứng tham gia. Còn về mặt phát triển Đức tin, thì giáo xứ có 8 lớp Giáo lý và 17 anh chị em giảng viên được chia đều các lớp.
Phát triển về mặt Xã hội và Bác ái
Nhìn chung, các mối quan hệ giữa các vị chủ chăn với các vị lãnh đạo trong chính quyền địa phương rất tốt đẹp. Về phía giáo dân cũng tích cực tham gia vào các sinh hoạt địa phương theo phương châm thư chung 1980. Hằng năm vào các dịp Đại lễ như Giáng Sinh, Phục Sinh và Tết NguyênĐán, cộng đồng giáo xứ cùng nhau chia sẻ một ít phần vật chất giúp đở các gia đình nghèo trong khu vực địa phương gần giáo xứ, không phân biệt lương giáo. Đặc biệt cha Emmanuel cũng đã giúp 5 gia đình một số vật liệu để tu chỉnh nhà ở theo tinh thần xóa nhà tạm và chỉnh đốn công trình phụ.
Nguồn: tham khảo nhiều thông tin và hình ảnh trên internet.